Hỗ trợ tiêu thụ hàng nông, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên

Thứ sáu - 27/05/2022 11:41
Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ, xúc tiến xuất khẩu nông sản, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên 2021 đã được khai mạc vào ngày 6/8/2021, các phiên giao thương sau đó sẽ tiếp tục diễn ra trong hai ngày 9-10/8/2021.

Hội nghị thuộc Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại (XTTM) năm 2021, do Bộ Công Thương chủ trì tổ chức, thu hút sự tham gia của trên 700 đại biểu tại gần điểm cầu trong và ngoài nước, là đại diện các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng, nhà cung ứng, tập đoàn phân phối, doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu, nhà nhập khẩu nước ngoài, tổ chức XTTM trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện nay khối lượng nông sản, thủy sản và sản phẩm chăn nuôi vào vụ thu hoạch cần kết nối tiêu thụ trong nước và xuất khẩu của các tỉnh Nam Bộ và Tây Nguyên rất lớn. Nông, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi cần được hỗ trợ tiêu thụ thuộc 26 tỉnh, thành phía Nam, miền Trung Tây nguyên và một số tỉnh thành phía Bắc gồm: 5 triệu tấn lúa, 3,7 triệu tấn rau củ quả, hơn 4 triệu tấn các loại trái cây (xoài, thanh long, sầu riêng, dứa, bơ, nhãn, bưởi, cà phê, ca cao), khoảng 120.000 tấn hải sản, 80.000 tấn lợn, hơn 600.000 tấn thịt gà và 400 trứng với giá trị hàng hóa ước tính lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Tuy nhiên, chuỗi cung ứng, tiêu thụ, xuất khẩu đang bị gián đoạn, đứt gãy, do thiếu lao động thu hoạch, chế biến; hạn chế trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa giữa các địa phương; nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm do ảnh hưởng của dịch Covid 19, năng lực thông quan của các cảng xuất khẩu hạn chế do công nhân nghỉ việc giãn cách…

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, địa phương này hiện có 4 doanh nghiệp cần kết nối xuất khẩu hàng thuỷ sản, hơn 40 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cần kết nối tiêu thụ trong nước các mặt hàng nông sản (gạo, dưa bồn bồn), hàng thuỷ sản (tôm tươi, cua, cá biển, mực tươi)…

Ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An chia sẻ, phần lớn nông sản của Long An cung cấp cho thị trường TP. HCM. Khi các tỉnh thực hiện giãn cách và dừng hoạt động chợ, nhất là những chợ đầu mối ở TP.HCM… đã ảnh hưởng lớn tiêu thụ nông sản của tỉnh.

Các địa phương thực hiện những biện pháp phòng dịch không thống nhất, nhất là trong khâu lưu thông hàng hóa có rất nhiều văn bản chỉ đạo khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn, làm tăng thời gian và xảy ra tình trạng chỗ thừa, nơi thiếu.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại điểm cầu tỉnh Cà Mau

Bên cạnh đó, việc sản xuất 3 tại chỗ, các quy định về phòng dịch làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp dừng sản xuất kinh, trong khi một số nông sản của tỉnh (gạo, thanh long, chanh, tôm...) đang vào vụ thu hoạch rộ cần kết nối tiêu thụ sớm.

Để tiêu thụ tốt hơn hàng nông, thủy sản khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên, ông Bùi Vương Anh, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại CHLB Đức cho biết, Thương vụ Việt Nam tại Đức đang phối hợp chặt chẽ với Cục XTTM thực hiện Đề án Phân phối và Logistic, qua đó sẽ thiết lập các kênh phân phối lớn giúp mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội thâm nhập và khẳng định vị trí tại thị trường Đức cũng như Liên minh Châu Âu, từ đó, hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch dài hơi nhằm giảm chi phí và tăng mức độ cạnh tranh, tăng tính chủ động về mặt logistic.

Thời gian tới, bên cạnh các hoạt động XTTM truyền thống, hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Cục XTTM để đưa những sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu của Việt Nam lên các kênh thương mại uy tín, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được đưa vào thí điểm từ tháng 3/2021.

Ông Furusawa Yasuyuki, Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEON Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng quy trình quản lý sản xuất và bộ tiêu chuẩn đồng nhất; tối ưu hóa dịch vụ logistics để gia tăng hiệu quả; áp dụng công nghệ để giữ ổn định sản xuất và giá thành; tạo vòng khép kín bằng cách thành lập đầu mối thu mua giữa các tỉnh, để kiểm soát giá – chất lượng – sản lượng; tăng cường quảng bá sản phẩm để tăng nhận biết cho người tiêu dùng.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đề nghị Bộ Công Thương phối hợp thiết lập đường dây nóng để tháo gỡ kịp thời những khó khăn cho các đơn vị  sản xuất, thu mua, đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt đến từng cơ sở. Đồng thời, rà soát chuẩn bị kỹ cho sản xuất vụ mùa tiếp…

Tiếp thu những ý kiến đóng góp tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương cần có giải pháp để tự cân đối cung cầu tại chỗ, số còn lại phải khẩn trương kết nối với ngành Công Thương, NN&PTNT, Quản lý thị trường cấp tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục chức năng của 2 Bộ, các hiệp hội ngành hàng để được tư vấn, hỗ trợ, tổ chức tiêu thụ khẩn cấp.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đề nghị các nhà phân phối, tập đoàn kinh doanh thương mại, tập đoàn bán lẻ trong và ngoài nước, kênh thương mại trên nền tảng số, nhà xuất, nhập khẩu, thương nhân… vào cuộc thực sự quyết liệt, mau lẹ và sáng tạo để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm.

Các điểm cầu Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Cùng với đó, Bộ trưởng yêu cầu Cục XTTM, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Thương mại kinh tế số, Vụ thị trường ngoài nước phối hợp chặt chẽ với Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, doanh nghiệp thu mua xuất khẩu, nhà nhập khẩu, đơn vị thu mua ở nước ngoài… để tiếp tục phát huy thành tích xuất khẩu của những thị trường truyền thống, đồng thời tích cực mở rộng, phát triển sang các thị trường mới (nhất là Đông Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc) để trong tương lai không bị phụ thuộc vào một thị trường nào.

Bộ trưởng cũng đề nghị Thương vụ nỗ lực  thật cao để nắm bắt nhu cầu của thị trường nước sở tại; phối hợp với những đơn vị chức năng của bộ ở trong nước để hướng dẫn các địa phương, người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu… về quy cách tiêu chuẩn hàng hóa, mẫu mã theo thói quen, phong tục tập quán, các tín ngưỡng người tiêu dùng bản địa.

Về phần mình, Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT cam kết hỗ trợ tối đa trong thẩm quyền của mình, giải quyết tức thì những kiến nghị tại hội nghị. Với những kiến nghị vượt thẩm quyền thì Bộ sẽ kiến nghị lên Chính phủ để sớm có giải pháp kịp thời./.

Tác giả: TTXTDTTMDL

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Hỗ trợ online
Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay529
  • Tháng hiện tại3,514
  • Tổng lượt truy cập139,581

30/KH-UBND

Phát động phong trào thi đua đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh năm 2022

Thời gian đăng: 28/05/2022

lượt xem: 309 | lượt tải:74
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây